ThegioiYduoc.com - Chuyên gia Y dược !

Berberin

Hỏi đáp mới nhất

Tìm kiếm nâng cao

Nhận tin sản phẩm mới

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 603
  • Tổng lượt truy cập 2,802,531
Ngày đăng: 19/06/2013, 06:39 pm
Lượt xem: 1494

Bài 1. ‘Berberin’ đừng thấy rẻ mà coi thường!

Đi đến bất cứ hiệu thuốc nào, từ miền xuôi đến miền ngược, chỉ cần vài ngàn đồng là các bạn đã có cả một lọ thuốc hàng trăm viên trong tay rồi. Berberin rất sẵn có, dễ mua lại rẻ tiền. Berberin có nguồn gốc từ thảo dược, được chiết xuất chủ yếu từ cây vàng đằng. Ngoài ra berberin còn được tìm thấy ở một số cây họ hoàng (hoàng liên, thổ hoàng liên, hoàng bá…). Đây là các dược thảo rất sẵn có ở nước ta. 3000 năm trước, người dân Trung Hoa đã biết dùng các loài cây này làm thuốc chữa bệnh. Qua thời gian, berberin (có mặt trong các loài cây trên) đã khẳng định được mình trong việc chống lại các vi khuẩn, siêu vi, nấm sinh vật đơn bào, virút, giun sán và chlamydia…

Các tác dụng lâm sàng phổ biến nhất của berberin là chống tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột. Berberin còn được bào chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ do kích thích bên ngoài như (gió, nắng, lạnh, bụi, khói…) và điều trị bệnh mắt hột. Ngoài ra berberin cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, bội nhiễm nấm và còn có tác dụng chống lại tác hại của vi khuẩn tả và E.coli ngoại độc tố bền với nhiệt. Berberin có một ưu thế là khi dùng điều trị các nhiễm trùng đường ruột berberin sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn có ích ở ruột. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh, khi dùng một số thuốc kháng sinh nếu phối hợp với berberin sẽ hạn chế được tác dụng không mong muốn gây ra bởi các thuốc kháng sinh đối với hệ vi sinh vật đường ruột.

Không chỉ dừng lại ở đó các nhà khoa học vẫn tiếp tục dày công tìm tòi để khai thác, phát hiện thêm những giá trị tiềm năng vốn có của berberin. Nghiên cứu trong hơn 20 năm gần đây còn cho thấy tác dụng đa dạng và toàn diện của hoạt chất có màu vàng óng ả rất đẹp này với nhiều bệnh khác nữa. Trong các thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc và một số nước châu á, berberin đã được dùng và chứng minh là có tác dụng tốt với nhiều bệnh tim mạch. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy berberin có tác dụng hạ huyết áp, cường tim và chống loạn nhịp. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra khả năng ức chế bài tiết ion trong lòng ruột, ức chế co cơ, giảm cholesterol và triglyceride, chống đái tháo đường, giảm viêm cho người bị viêm khớp… của berberin.

Berberin rất lành tính. Rất hiếm gặp trường hợp dùng tôi mà bị dị ứng. Tuy nhiên đối với những người quá mẫn cảm với tôi và phụ nữ có thai thì không dùng vì berberin có khả năng gây co bóp tử cung làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Berberin rất đáng quý phải không các bạn? Chỉ tiếc rằng trào lưu bây giờ người ta thường chuộng những thuốc mới, đắt tiền hơn, mà ngày càng quên lãng và ít sử dụng các thuốc cổ điển, rẻ tiền, ít độc hại như berberin. Trong khi đó về tác dụng tôi cũng chẳng thua kém ai, thậm chí còn có nhiều ưu việt về công dụng và an toàn hơn. Nhiều khi rẻ quá cũng mất thiêng với người bệnh đấy các bạn ạ!

Dược sĩ Xuân Thu. SK&DS

Bài 2. Berberin – một kháng sinh từ thực vật

Berberin, tên khác berberine sulfate hoặc chlorhydrate với các biệt dược là thuốc có hoạt tính kháng sinh, chống viêm. Nó được chiết xuất từ thân và rễ cây vàng đắng (là loại cây dây leo thân gỗ có phân nhánh, mọc hoang ở nhiều nơi). Trong vàng đắng có nhiều alcaloid dẫn xuất của izoquinolein, chủ yếu là berberin tỷ lệ từ 1,5 đến 2-3%.

Ở một số nước công nghiệp phát triển, berberin được sản xuất với quy mô lớn bằng phương pháp công nghệ sinh học nuôi cấy mô. Berberin có tác dụng kháng khuẩn với shigella, tụ cầu và liên cầu khuẩn. Những năm gần đây, một số nghiên cứu mới nhất ở nước ngoài đã xác định berberin có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn gram dương (nhuộm theo phương pháp gram vi khuẩn bắt màu tím), gram âm (bắt màu đỏ) và các vi khuẩn kháng axit. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống lại một số nấm men gây bệnh và một số động vật nguyên sinh.

Đặc biệt khi dùng berberin điều trị các nhiễm trùng đường ruột sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn có ích ở ruột. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh: Khi dùng một số thuốc kháng sinh nếu phối hợp với berberin sẽ hạn chế được tác dụng phụ gây ra bởi các thuốc kháng sinh đối với hệ vi sinh vật đường ruột. Bởi vậy, berberin đang được chú ý phát triển ở nhiều nước.

Trên thị trường thuốc, berberin đang được bán phổ biến dưới dạng viên nén, viên bao, hoặc viên nang với hàm lượng 10mg, hoặc 50-100mg/viên, được chỉ định với bệnh lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, viêm ống mật. Thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc không được dùng với phụ nữ có thai, vì dễ gây kích thích co bóp tử cung.

Ngoài ra, berberin còn được bào chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ do kích thích bên ngoài (gió, nắng, lạnh, bụi, khói…). Có tài liệu cho hay berberin nhỏ mắt còn có tác dụng điều trị bệnh đau mắt hột ở các giai đoạn khác nhau.

BS. Vũ Văn Hướng
(health.vnn.vn)

Bài 3. Berberin có thể chữa bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Australia và Anh đăng trên tạp chí Tiểu đường (Anh): Berberine – một loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc – có thể điều trị cho những bệnh nhân bị tiểu đường type 2.

Berberine là một hợp chất được sản xuất từ loại vỏ cây như Oregon, cây hoàng liên gai… và được miêu tả trong các sách văn học Trung Quốc như một loại thuốc có khả năng giảm lượng glucô ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Berberine được sử dụng với các mục đích y học khác nhau, nhưng phổ biến nhất là điều trị bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, trong các loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc, Berberine còn được dùng trong việc chữa bệnh tiểu đường.

Để kiểm tra tác dụng làm giảm glucô của thuốc, các nhà khoa học quốc tế đã tiến hành thử nghiệm Berberine đối với chuột.

Kết quả cho thấy một liều của hợp chất này – ở dạng thuốc – đã làm giảm lượng đường trong máu, dẫn đến giảm chất béo lưu thông trong máu, do đó làm cho insulin hoạt động tốt hơn và giảm trọng lượng cơ thể của chuột.

Giáo sư David James, Chủ nhiệm dự án nghiên cứu về tiểu đường và béo phì ở Viện Garvan (Australia), khẳng định: “Hiện nay, chúng tôi đã thu thập được các bằng chứng khoa học chứng tỏ Berberine giúp insulin hoạt động tốt hơn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu”.

Với kết quả trên, các nhà khoa học hy vọng rằng loại thuốc cổ truyền này sẽ giúp y học có một hướng đi mới trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường và béo phì.

Cathy Moulton, chuyên gia tư vấn thuộc Viện nghiên cứu Tiểu đường của Anh, nêu rõ: “Y học thế giới đã có nhiều phương pháp điều trị tiểu đường type 2, song nghiên cứu này dựa trên phương thuốc từ thiên nhiên”.

Theo Phương Hà
TTXVN

Bài 4. Thai phụ có được sử dụng berberin không?

Tôi mới mang thai tháng đầu, không may bị đau bụng tôi có uống 2 lần mỗi lần 10 viên Berberin (thuốc đi ngoài). Tôi muốn hỏi chương trình liệu thuốc này có ảnh hưởng xấu đến thai nhi không ? Tôi rất mong câu trả lời từ chương trinh. (vũ tuyết nga)

Trả lời:

Có hai loại becberin. Một loại là berberin không có thêm kháng sinh cloxid thì dùng được cả cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Còn berberin có thêm cloxid thì không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ (trẻ đang thay răng).

Các nhà sản xuất thường in chữ berberin to còn chữ cloxid nhỏ làm cho người dùng không để ý. Cloxid ảnh hưởng đến hệ thống xương và mầm răng do lắng đọng vào hệ thống xương và mầm răng. Tuy nhiên ở tuổi thai 3 – 4 tuần tuổi thì chưa hình thành mầm phôi nên chưa hình thành hệ thống xương và mầm răng vì vậy cloxid không lắng đọng vào được nên ít ảnh hưởng đến thai.

Bạn vẫn nên đi kiểm tra định kỳ xem sự phát triển của thai! Chúc bạn sức khỏe.

Theo http://thuocbietduoc.com.vn

Bài 5. Trích diễn đàn webtretho: Đang mang thai có uống được Berberin

Phuhuynh_emTut. Các chị cho em hỏi, trước đây em từng bị viêm đại tràng, giờ em đang mang thai tháng thứ 2 nhưng mấy ngày gần đây thường xuyên bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày mặc dù ăn toàn đồ lành như cơm cháo ruốc, vậy có thể uống Berberin hoặc Smecta được không.

Giadinh_bexiu. Bạn ơi bạn không đọc trên lọ berberin là không dùng cho phụ nữa có thai à? Còn smecta thì bác sĩ bảo dùng được đấy nhưng mà bất đắc dĩ thôi, vì trong 3 tháng đầu bé đều bị ảnh hưởng không ít thì nhiều, nên bạn chịu khó cách khác đi.

Hồi tớ 3 tháng ăn mắm tôm (đang có dịch) bi bác sĩ mắng cho té tát. Tớ cũng đại tràng mà. Thế là phải uống mật ong, ăn hồng xiêm và cháo trắng 3 ngày thì hết, hú hồn

mehuyenanh. Tớ cũng thế hồi 3 tháng đầu đấy, ăn mắm tôm thịt chó cơ, thèm quá mà, rồi lại ăn mực nướng chưa kỹ, rồi ăn ghẹ, trời ơi, tẩu hỏa nhập ma, nhưng nhất quyết không uống tẹo thuốc nào nhá! Ăn cháo đậu xanh, xong!

 

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Bài viết khác

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tư vấn qua facebook

Sản phẩm tiêu biểu

Thông Báo

Bạn đang cần tìm mua 1 loại thuốc nào đó mà không có trên trang web của chúng tôi, hãy liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tìm mua giúp bạn và gửi cho bạn với giá phải chăng.

ThegioiYduoc.com  xin cám ơn sự tin tưởng của quý khách.



Quý công ty , anh chị nào có hàng hóa chất lượng và uy tín xin  hãy
gửi ảnh sản phẩm và báo giá vào gmail : ThegioiYduoc@gmail.com  ... Xin cảm ơn !

Sống khỏe