ThegioiYduoc.com - Chuyên gia Y dược !

Giá thuốc

Hỏi đáp mới nhất

Tìm kiếm nâng cao

Nhận tin sản phẩm mới

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 650
  • Tổng lượt truy cập 2,811,550
  • Giá thuốc: mua 1, bán 5!

Ngày đăng: 30/06/2013, 11:34 am
Lượt xem: 1814

Giá thuốc: mua 1, bán 5!

Có loại thuốc nhập vào chưa tới 100.000 đồng/hộp nhưng được bán tới 370.000 đồng/hộp. Thậm chí có loại thuốc còn được bán gấp... 500% so với giá mua vào! Kết quả thanh tra giá thuốc tại Hà Nội và TP.HCM đã cho thấy mức chênh lệch giữa mua vào - bán ra lớn đến kinh ngạc.

 

Thuốc Lapaliver này nhập vào chưa tới 100.000 đồng/hộp nhưng được bán ra với giá 370.000 đồng/hộp - Ảnh: VIỆT DŨNG

 

Kết quả thanh tra giá thuốc tại Hà Nội và TP.HCM vừa được công bố cho thấy đang có hiện tượng giá thuốc bán quá cao so với giá nhập khẩu. Trong đó có loại chênh lệch giữa mua vào và bán ra lên đến 500%.

Đợt thanh tra kéo dài từ ngày 30-3 đến 10-4 tại 48 văn phòng đại diện công ty dược nước ngoài, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc xung quanh bệnh viện...

 

Thanh tra hai công ty sản xuất thuốc

Ngày 28-4, cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường đã có quyết định cử đoàn kiểm tra điều kiện sản xuất tại hai công ty dược phẩm Ấn Độ là Micro Lab và Clesstra Heathcare.

Theo ông Cường, đây là hai công ty có nhiều sản phẩm được đăng lý lưu hành tại VN. Quá trình kiểm tra bao gồm kiểm tra điều kiện sản xuất và hồ sơ sản phẩm so với hồ sơ nộp tại Cục Quản lý dược.

Không đột biến cũng tăng giá

 

Theo kết quả thanh tra, có tình trạng mua một, bán gấp năm trong kinh doanh dược phẩm.

Đơn cử, thuốc Lidocef 1g (Hãng Shandong Reyoung, Trung Quốc sản xuất, Công ty Dược phẩm T.Ư 2 nhập khẩu) trúng thầu vào Bệnh viện Bạch Mai là 68.000 đồng/lọ, nhưng giá nhập khẩu loại thuốc này năm 2008 công bố trên website Cục Quản lý dược là 0,65 USD/hộp, với tỉ giá hiện nay là 19.100 đồng/USD thì một hộp thuốc trên có giá nhập vào chưa đến 12.500 đồng, tức chênh lệch giá mua vào - bán ra tới hơn 500%.

Tương tự, thuốc Lapaliver (hộp mười vỉ, mỗi vỉ mười viên), đoàn thanh tra kết luận giá bán ra quá cao so với giá mua vào. Cụ thể, giá nhập khẩu là 4,8 USD/hộp, nhân với tỉ giá USD giá Lapaliver nhập vào chưa tới 100.000 đồng/hộp, nhưng giá bán ra tới 370.000 đồng/hộp.

Qua khảo sát, đoàn thanh tra cho rằng không có hiện tượng giá thuốc biến động đột biến trong thời điểm thanh tra, nhưng cũng có tới 124/2.361 thuốc nhập khẩu được khảo sát tăng giá, mức tăng trung bình 5,51%.

Với việc thực hiện các quy định về giá thuốc, có hiện tượng kê khai giá đón đầu, không sát thực tế tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại dược phẩm Đông Nam, văn phòng đại diện Mega Lifesciences, văn phòng đại diện Medochemie...

Tại văn phòng đại diện Công ty Dasan Medichem Co., Ltd, Công ty TNHH dược phẩm Việt Pháp, có sản phẩm còn chưa được kê khai giá tại Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã quyết định ngừng cấp số đăng ký thuốc hoặc giấy phép nhập khẩu với hai công ty này.

Ông Trương Quốc Cường, cục trưởng Cục Quản lý dược, cho biết sẽ rút giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu thuốc tại VN với văn phòng đại diện Công ty Dasan Medichem do doanh nghiệp bất hợp tác

Cần một nhạc trưởng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho rằng vấn đề cần xử lý rốt ráo nhất hiện nay là hoa hồng cho thầy thuốc kê đơn.

“Chỉ thị 05 của Bộ Y tế đã quy định thầy thuốc chỉ kê toa thuốc bằng tên gốc, không kê bằng tên biệt dược, nhưng thực tế thầy thuốc chỉ kê bằng tên biệt dược. Trong hàng loạt vấn đề còn tồn tại trong quản lý giá thuốc, cần chọn vấn đề trọng điểm để xử lý trước, đó chính là vấn đề hoa hồng cho thầy thuốc. Nếu các bệnh viện thực hiện nghiêm quy định kê toa bằng tên thuốc gốc, 3-6 tháng triển khai kiểm tra thật nghiêm, vấn đề giá thuốc sẽ ổn định hơn” - ông Quang nhận xét.

Một chuyên gia trong vấn đề quản lý dược cho rằng thị trường dược phẩm có thể lên - xuống giá, nhưng mấu chốt cần xử lý chính là hiện trạng hoa hồng kê đơn, hiện trạng này cũng làm méo mó tình hình sử dụng thuốc, vì không phải thuốc được sử dụng nhiều là loại cần thiết cho điều trị!

Năm 2009, ông Quang cho hay chi tiêu toàn ngành y tế là 27.000 tỉ đồng, trong đó có 11.000 tỉ đồng chi mua thuốc, 50% tiền thuốc do bảo hiểm y tế chi trả, nên rất cần thực hiện đấu thầu quốc gia phần do bảo hiểm y tế cho trả, với ba nhóm thuốc được sử dụng nhiều hiện nay là giảm đau - hạ nhiệt, kháng sinh và vitamin.

So sánh giá thị trường và giá thuốc do bảo hiểm y tế chi trả, đang có hiện tượng giá bảo hiểm chi trả cao bất thường so với giá thị trường. Theo đó, thuốc tăng hồng cầu Hemax có thể mua tại thị trường Hà Nội giá 145.000-160.000 đồng/ống, nhưng giá bảo hiểm chi trả tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) là 235.200 đồng/ống. Một sản phẩm khác dành cho bệnh nhân ung thư giá thị trường khoảng 1,4 triệu đồng/ống nhưng giá bảo hiểm lên tới 2,3 triệu đồng/ống.

Theo giải thích của thanh tra Sở Y tế Hà Nội, hàng giá rẻ là hàng không có nguồn gốc, có thể do bệnh nhân bảo hiểm y tế dùng không hết và bán ra ngoài. Tuy nhiên, vì sao giá thuốc bệnh viện và thị trường chênh lệch cao đến vậy, không thể trả lời người bệnh bằng cách “có thể” mà rất cần điều tra nghiêm túc hiện trạng này.

Theo Thứ trưởng Cao Minh Quang, “dự kiến đấu thầu quốc gia, kê đơn bằng tên gốc... đều đã có quy định nhưng chưa ai làm”. Rõ ràng trong quản lý giá thuốc, Bộ Y tế chính là nhạc trưởng, không ai kiểm tra việc kê đơn thuốc bằng tên gốc và xử lý nghiêm các bác sĩ nhận hoa hồng tốt hơn Bộ Y tế. Các bệnh viện cần có quy trình điều trị chuẩn, bệnh gì cần thuốc gì, nhưng đến nay đây vẫn là giải pháp... dự kiến.

Theo Lan Anh
Tuổi Trẻ

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Tin tức khác

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tư vấn qua facebook

Sản phẩm tiêu biểu

Thông Báo

Bạn đang cần tìm mua 1 loại thuốc nào đó mà không có trên trang web của chúng tôi, hãy liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tìm mua giúp bạn và gửi cho bạn với giá phải chăng.

ThegioiYduoc.com  xin cám ơn sự tin tưởng của quý khách.



Quý công ty , anh chị nào có hàng hóa chất lượng và uy tín xin  hãy
gửi ảnh sản phẩm và báo giá vào gmail : ThegioiYduoc@gmail.com  ... Xin cảm ơn !

Sống khỏe