ThegioiYduoc.com - Chuyên gia Y dược !

Tôi bị dị ứng nổi mề đay mãn tính, gần đây tình trạng bệnh càng tệ nên tôi muốn được bác sĩ tư vấn cách xác định nguyên nhân và các chữa trị dứt điểm căn bệnh này

Hỏi đáp mới nhất

Tìm kiếm nâng cao

Nhận tin sản phẩm mới

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 149
  • Tổng lượt truy cập 2,761,307
  • Tôi bị dị ứng nổi mề đay mãn tính, gần đây tình trạng bệnh càng tệ nên tôi muốn được bác sĩ tư vấn cách xác định nguyên nhân và các chữa trị dứt điểm căn bệnh này

Ngày đăng: 18/02/2014, 06:55 pm
Lượt xem: 2864

Câu hỏi:

Tôi bị dị ứng nổi mề đay mãn tính
Kính chào bác sĩ, Tôi bị dị ứng nổi mề đay mãn tính, gần đây tình trạng bệnh càng tệ nên tôi muốn được bác sĩ tư vấn cách xác định nguyên nhân và các chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Các đây khoảng 5 năm tôi bị dị ứng nổi mề đay, triệu chứng bệnh như sau: ban đầu trên da nổi các nốt mẩn đỏ bằng đầu ngón tay út, khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau các nốt này lan rộng và liền vào nhau thành các đám mề đay to và rất ngứa, vị trí nổi mề đay là bất cứ đâu trên cơ thể. Tôi đã đi khám tại nhiều cơ sở y tế khác nhau như khoa dị ứng bệnh viện Bạch Mai, khám xét nghiệm tại bệnh viện Việt Đức, khám tổng thể tại bệnh viện đại học Y (xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng...) nhưng không tìm ra nguyên nhân của bệnh. Sau khi thử các bệnh viện y học hiện đại không được, tôi đi khám và uống cả thuốc bắc nhưng cũng chẳng ăn thua. Rốt cuộc là cứ bao giờ bắt đầu nổi dị ứng tôi lại phải uống 1 viên thuốc kháng Histamin (Loratadin, Telfast) thì các vết mề đay biến mất sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Tình trạng này kéo dài trong khoảng 1 năm rưỡi thì tự nhiên khỏi và tôi không phải uống thuốc nữa. Được khoảng 2 năm thì bây giờ tôi lại bị lại và thời gian lần bị dị ứng này đã kéo dài khoảng 1 năm rồi. Gần đây tình trạng bệnh có tiến triển xấu hơn: thời gian giữa các lần nổi mề đay gần hơn, uống thuốc Loratadin chậm có tác dụng hoặc hầu như ko có tác dụng, có những ngày tôi phải uống 2 viên mới bắt đầu có tác dụng. Trước đây tôi uống 1 viên thuốc có thể đến 2-3 ngày mới lại nổi mề đay thì bây giờ sáng uống chiều đã nổi mề đay rồi. Việc bị dị ứng như thế này có lẽ cũng không phải do môi trường hay thức ăn vì tôi đã thử thay đổi thức ăn, môi trường nhưng đều ko được. Tôi đã có những thời gian đi nước ngoài khoảng hơn 1 tuần, môi trường xung quanh hoàn toàn thay đổi, thậm trí thức ăn cũng khác đi hoàn toàn nhưng tình trạng dị ứng vẫn diễn ra. Tình trạng bệnh như vậy khiến tôi hết sức khó chịu, ngứa là 1 chuyện, ngoài ra khi tiếp xúc với người khác rất ngại vì tay, cổ, thậm trí là mặt cứ nổi từng đám mẩn đỏ như đám mây rất là tệ. Xin bác sĩ vui lòng tư vấn xem tôi nên làm gì bây giờ, nên xét nghiệm gì để xác định nguyên nhân bệnh và tìm cách chữa trị. Xin trân thành cảm ơn!
(Nguyễn Hoàng Hà-36 tuổi - *****3Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 7/29/2013 9:08:23 AM)

 

Trả lời :

Chào bạn!

 

Mày đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm.

Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp.

Các nguyên nhân gây nổi mày đay:

Mày đay thông thường

a. Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm.

b. Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu hoặc từ 5-10 ngày sau. Nổi mày đay đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch... Các thuốc thường gây dị ứng nổi mày đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp X - quang), thuốc ức chế men chuyển (điều trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin v.v...

c. Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ...

d. Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc...

e. Nhiễm:

- Virus (viêm gan siêu vi B, C).

- Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục).

- Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, giun kim).

- Nấm (candida ở da, nội tạng).

Mày đay do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học).

Mày đay vật lý

a. Da vẽ nổi.

b. Mày đay do vận động xúc cảm.

c. Mày đay do chèn ép, chấn động.

d. Mày đay do lạnh, nóng, nước, ánh sáng mặt trời.

Mày đay hệ thống

a. Bệnh chất tạo keo (luput đỏ...).

b. Viêm mạch.

c. Bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp).

d. Bệnh ung thư.

Mày đay do di truyền

Mày đay tự phát (vô căn).

Điều quan trọng nhất hiện tại bạn cần tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân đó, bạn đã dùng nhiều thuốc chủ yếu là các thuốc kháng Histamin được gọi là thuốc điều trị triệu chứng, vì thế không loại trừ được nguyên nhân gây mề đay thì vẫn có thể tồn tại dị ứng đó kéo dài.

Có nhiều phương pháp chẩn đoán và tìm nguyên nhân khác nhau như xét nghiệm IgE, xét nghiệm Panel dị ứng (tìm được một số dị nguyên chính), xét nghiệm một số bệnh lý tự miễn dịch gây dị ứng… Điều trị có điều trị triệu chứng, điều trị biến chứng, điều trị giải mẫn cảm. Vậy tôi khuyên bạn nên tới cơ chuyên khoa miễn dịch dị ứng điều trị là hợp lý nhất.

Chúc bạn mau lành bệnh.

Bs.CKI: Nguyễn Văn Thực

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Tin tức khác

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tư vấn qua facebook

Sản phẩm tiêu biểu

Thông Báo

Bạn đang cần tìm mua 1 loại thuốc nào đó mà không có trên trang web của chúng tôi, hãy liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tìm mua giúp bạn và gửi cho bạn với giá phải chăng.

ThegioiYduoc.com  xin cám ơn sự tin tưởng của quý khách.



Quý công ty , anh chị nào có hàng hóa chất lượng và uy tín xin  hãy
gửi ảnh sản phẩm và báo giá vào gmail : ThegioiYduoc@gmail.com  ... Xin cảm ơn !

Sống khỏe