ThegioiYduoc.com - Chuyên gia Y dược !
Căn nguyên: gây nên do Epidermophyton, Trichophyton hoặc Microsporum.
- Vị trí: thường xảy ra ở các nếp kẽ lớn, thường ở nếp bẹn 2 bên, kẽ mông, thắt lưng, nách, nếp vú phụ nữ, thân mình, bàn tay chân, đôi khi xuất hiện ở cổ gáy, mặt.
-Tổn thương cơ bản: Ban đầu khi nhiễm nấm, trên da xuất hiện đám da đỏ hình tròn như đồng xu đường kính 1-2 cm sau lan to ra, về sau các đám tổn thương liên kết thành mảng lớn bằng lòng bàn tay hay to hơn nữa, có hình đa cung.
-Tính chất: đám da đỏ ranh giới rõ, có bờ viền bờ gồ cao trên mặt da, bờ có một số mụn nước nhỏ, giữa đám tổn thương có xu hướng lành, hơi bong vảy da. Tổn thương phát triển li tâm dần ra ngoại vi.
Hình ảnh tổn thương bệnh Hắc lào |
Hình ảnh tổn thương (đa cung ) trong bệnh Hắc lào |
-Triệu chứng cơ năng: ngứa, đặc biệt khi nóng, ra mồ hôi thì rất ngứa khó chịu. Hai dấu hiệu nổi bật là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của tổn thương(diễn tiến ly tâm tương tự như đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền). Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở chi, bụng và mặt Bệnh thường bị vào mùa hè.
-Tiến triển: lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời và triệt để dễ trở thành nấm da mạn tính hay tái phát.
- Các thể lâm sàng:
Nấm da nhiễm khuẩn: do bệnh nhân gãi, tổn thương bị trợt dẫn đến nhiễm khuẩn phụ, xuất hiện một số mụn mủ trên đám tổn thương nấm.
Nấm da viêm da, eczema hoá: do bệnh nhân chà xát, gãi, hoặc bôi thuốc không thích hợp làm tổn thương trợt, rớm dịch, chảy dịch, viêm đỏ lan toả, nề...
Nấm da mạn tính: bề mặt tổn thương thẫm màu, giới hạn tổn thương kém rõ rệt, chẩn đoán khó, có khi xét nghiệm nấm âm tính.
Hắc lào mạn tính
|
- Cận lâm sàng:
Cần cạo vảy da từ tổn thương để xét nghiệm soi tìm sợi nấm hoặc nuôi cấy để xác định loài nấm.
- Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt một số bệnh da sau:
+ Phong củ: vị trí hở, giới hạn rõ nhưng bờ là củ nhỏ, mất cảm giác, xét nghiệm nấm (-), tìm trực khuẩn Hansen dương tính.
+ Vảy phấn hồng Gibert hay xảy ra ở 1/2 phía trên cơ thể, tổn thương có tính chất đám mẹ, đám con, đám đỏ có giới hạn, viền, vảy mỏng ở rìa đám.
+ Vảy nến: cộm đỏ, giới hạn rõ, vảy trắng nhiều tầng nhiều lớp.
+ Nấm da mạn tính với eczema mạn cần chẩn đoấn phân biệt bằng xét nghiệm nấm
Điều trị Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan thêm ra những vị trí khác, tăng kích thước, chàm hóa hoặc lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hay lây qua quần áo. Nếu bôi thuốc không đúng (thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non, thuốc không đúng bệnh…) có thể gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội… trong một số trường hợp có thể gây nhiễm trùng, đi lại khó khăn
Điều trị hắc lào có rất nhiều loại thuốc. Trong dân gian thường dùng lá Muồng, Ô môi, Xương rồng bôi cũng có tác dụng nhưng có thể gây biến chứng nhiễm trùng, viêm tấy… nếu dây vào vùng da non, bìu. Nhiều loại thuốc bôi cổ điển đã được pha chế sẵn như Antimycose, BSA, ASA, BSI… có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng tương tự thuốc dân gian.
Gần đây có nhiều loại thuốc kháng nấm mới có thể dùng tại chỗ hay uống. Thuốc bôi có dẫn xuất của Imidazole như Econazole, Miconazole, Clotrimazole… bôi 2 lần trong ngày. Đặc biệt ketoconazole chỉ cần bôi 1 lần trong ngày. Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, viêm tấy, nhưng có thể gây dị ứng nhẹ. Tuy nhiên dị ứng này sẽ giảm và hết khi ngưng bôi thuốc hay dùng thuốc chống dị ứng. Trong trường hợp nấm tái phát nhiều lần hay nhiều vị trí, thường sử dụng thuốc uống như Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporal), Fluconazole… tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng thuốc chống nấm toàn thân do thuốc có tác dụng phụ. Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh nội khoa mãn tính như gan, thận.... Khi phối hợp với các thuốc khác cần phải thận trọng có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, do có thể có những biến chứng nặng nề.
Phòng ngừa tái phát Hắc lào thường hay tái phát do dùng thuốc không đúng cách hay do không diệt nguồn lây. Để hạn chế tái phát, bên cạnh dùng thuốc đúng chỉ định cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như áo quần, mùng mền, chiếu gối… bằng cách luộc nước sôi 100oC trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm hay bôi Iod 2% hai ngày một lần. Đối với người lành chưa mắc bệnh, không nên mặc chung quần áo với người khác, không giao hợp với người lạ, tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, nếu cần phải giữ khô nhất là nếp gấp. Khi đã bị bệnh, nếu nhẹ chỉ cần bối thuốc đúng chỉ định, lựa chọn thuốc thích hợp tùy điều kiện địa phương và bệnh nhân. Nếu có tái phát hay có biến chứng nên đến bác sĩ chuyên khoa. Điều quan trọng là không quên diệt nguồn lây.
BS LÊ THỊ BÍCH HỒNG
PHÒNG KHÁM DA LIỄU VÀ LASER THẨM MỸ HỒNG ĐỨC
Chi tiết | Mua hàng |
Chi tiết | Mua hàng |
Chi tiết | Mua hàng |
Chi tiết | Mua hàng |
Chi tiết | Mua hàng |
Bạn đang cần tìm mua 1 loại thuốc nào đó mà không có trên trang web của chúng tôi, hãy liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tìm mua giúp bạn và gửi cho bạn với giá phải chăng.
ThegioiYduoc.com xin cám ơn sự tin tưởng của quý khách.
Quý công ty , anh chị nào có hàng hóa chất lượng và uy tín xin hãy gửi ảnh sản phẩm và báo giá vào gmail : ThegioiYduoc@gmail.com ... Xin cảm ơn !
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook