Thành phần: Sulfadiazine bạc.
Chỉ định: Phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn trong phỏng độ II-III, vết thương ngoài da.
Liều dùng: Bôi thuốc lên vết thương đã rửa sạch và cắt lọc mô hoại tử, 1-2 lần/ngày, dày khoảng 1.5 mm. Bôi liên tục vùng phỏng. Bôi lại kem chỗ nào bị trôi đi do sinh hoạt của bệnh nhân. Băng nếu cần. Điều trị đến lành hẳn hay chỗ phỏng sẵn sàng để ghép da.
Thận trọng: Phụ nữ có thai lúc sinh hay gần lúc sinh, trẻ sinh non dưới 2 tháng tuổi, quá mẫn cảm với bạc/sulphonamides.
Phản ứng có hại: Người thiếu G6PD, cho con bú, suy thận/gan.
SILVIRIN kem bôi
RAPTAKOS BRETT
Kem bôi ngoài da : tuýp 20 g
THÀNH PHẦN
cho 100 g
Sulfadiazine bạc 1 g
DƯỢC LỰC
Dược lý học :
Silvirin là chế phẩm dạng kem của phức hợp sulfadiazine bạc. Cả hai thành phần trong phức hợp đều có hoạt tính.
Tác dụng kháng khuẩn : Sulfadiazine bạc tác dụng theo cơ chế khác với các hợp chất bạc khác cũng như khác với sulfadiazine đơn độc. Sau khi bôi kem thuốc lên bề mặt vết phỏng, thuốc giữ vai trò một kho chứa ion bạc và lập tức có tác dụng diệt khuẩn. Hầu hết ion bạc được gắn với protéine mô và các ion bạc tự do được phóng thích dần dần với nồng độ đủ độc cho vi khuẩn. Thuốc tác động lên vách và màng tế bào vi khuẩn làm biến đổi cấu trúc và suy yếu hẳn đi. Kết quả là thành tế bào biến dạng, tế bào phình to, các đại phân tử được hình thành làm tế bào mất khả năng sinh sống. Các biến đổi tế bào này không thấy có ở vi khuẩn vốn đề kháng với sulfadiazine bạc. Người ta chưa rõ thuốc có thấm sâu vào tế bào vi khuẩn không. Tác động kháng khuẩn của sulfadiazine bạc không bị acide para-aminobenzoique ức chế và thuốc cũng không phải là chất ức chế men carbonique anhydrase. Cơ chế tác dụng này giúp giải thích tại sao không thấy có hiện tượng kháng thuốc và không gây đột biến ở vi khuẩn nhạy với sulfadiazine bạc.
Tác dụng lên vết phỏng : Thuốc làm mềm lớp mô cháy cứng (escarre), tuy nhiên do làm giảm tác động của vi khuẩn tại chỗ, thuốc cũng gián tiếp làm giảm sự tự tiêu hủy và tự tróc của mô chết này. Do đó, ở nạn nhân phỏng độ 3 nên phối hợp với động tác rửa và cắt lọc. Cắt lọc chỗ hoại tử cũng để tránh co rút. Thuốc làm giảm mức độ nặng của bệnh cũng như làm giảm tỷ lệ tử vong một cách có ý nghĩa. Trong điều kiện thuận lợi, với phỏng độ 2, thuốc làm lên da non trong khoảng 10 ngày.
Thuốc còn có tác dụng tốt đối với vết loét mạn tính do đè cấn.
Không có báo cáo nào về toan huyết, vì vậy thuốc có giá trị đặc biệt cho trẻ em phỏng.
Vi sinh học : Sulfadiazine bạc là một chất sát khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn Gram âm lẫn Gram dương và có hiệu lực kháng nấm men. Sulfadiazine bạc ức chế được các vi khuẩn kháng với các thuốc kháng khuẩn khác và ưu việt hơn sulfadiazine đơn thuần. Sulfadiazine bạc được chứng tỏ có hiệu lực chống lại các vi khuẩn và vi nấm sau :
Pseudomonas species bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas cepacia, Pseudomonas maltophilia ; Enterobacter species bao gồm Enterobacter aerogenes, Enterobacter agglomerans, Enterobacter cloacae ; Herellea species ; Mima species ; Klebsiella species bao gồm Klebsiella pneumoniae ; Escherichia coli ; Serratia species bao gồm Serratia liquifaciens, Serratia marcescens, Serratia rubidae ; Proteus mirabilis, Proteus morganii, Proteus rettgeri, Proteus vulgaris ; Providencia species ; Citrobacter diversus ; Shigella species ; Acinetobacter anitratum ; Aeromonas hydrophilia ; Arizona hinshawii ; Alcaligenes faecalis ; Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis ; Staphylococcus huyết giải beta ; Streptococcus nhóm D (gồm cả Enterococcus) ; Bacillus species ; Candida species bao gồm Candida albicans ; Corynebacterium diphtheriae ; Clostridium perfringens.
Lâm sàng : Thuốc đặc biệt có hiệu lực trên Pseudomonas aeruginosa. Tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với sulfadiazine bạc không liên quan đến tính nhạy cảm của chúng đối với sulfonamide riêng rẽ và hiệu lực kháng khuẩn cao hơn là dùng riêng rẽ sulfadiazine.
Thuốc cũng kháng cả Dermatophytes lẫn Herpes virus hominis. Sulfadiazine bạc 10 mg/ml làm bất hoạt hoàn toàn in vitro 9/10 giống virus varicella zoster. Thuốc cho kết quả tương tự trên bệnh nhân herpes zoster.
Trên bệnh nhân phỏng, dùng thuốc mỗi ngày tốt hơn là 3, 4 ngày một lần. Hiệu lực chống vi khuẩn xâm nhập cao hơn là chống vi khuẩn đã nhiễm sẵn ở vết thương. Thuốc không có hiệu lực kháng khuẩn toàn thân.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu :
Nghiên cứu trên súc vật cho thấy hầu hết lượng thuốc tích tụ ở lớp biểu bì của da lành và chỉ hấp thụ nếu da bị tổn thương, trầy xướt, phỏng. Khoảng 10% lượng sulfadiazine bôi tại chỗ được hấp thụ. Mức hấp thụ ở vết phỏng sâu bán phần cao hơn ở vết phỏng sâu toàn phần do trong trường hợp sau không còn tuần hoàn mạch. Trong khi bạc được hấp thụ dưới 1%, thì sulfadiazine có thể được hấp thụ đến 10%.
Phân phối và chuyển hóa :
Nồng độ sulfadiazine trong huyết thanh khoảng 10-20 mg/l nếu bôi thuốc trên diện rộng. Sulfadiazine hấp thụ được chuyển hóa một phần tại gan. Thời gian bán hủy trong huyết thanh trung bình 10-12 giờ. Thể tích phân phối là 0,36 l/kg. Gắn với protéine huyết tương 29-45%.
Bôi thuốc mỗi ngày lên vết phỏng 47% diện tích cơ thể, bán phần hay toàn phần, nồng độ bạc huyết thanh toàn phần trung bình khoảng 300 mg/l và nhiều gấp đôi nếu là phỏng rộng hơn 60%. Ở bệnh nhân phỏng 12% nông lẫn sâu có dùng kem thuốc trong 21 ngày, bạc chỉ tích tụ trong các tế bào biểu bì và tuyến mồ hôi. Phẫu thi 2 bệnh nhân tử vong do phỏng bán phần và toàn phần 80% và 90% đã được điều trị với sulfadiazine bạc với lượng lớn (12 kg/ngày) trong 3 tuần cho thấy không có sự tích tụ bạc ở mẫu mô sinh thiết thận. Đa số bạc được hấp thụ, nếu có, có thể lưu lại chủ yếu ở gan. Chưa có báo cáo nào về độc tính lâm sàng do bạc hấp thu tích tụ trong cơ thể.
Bài tiết :
Sulfadiazine được hấp thụ sẽ được bài tiết qua nước tiểu khoảng 50% ở nguyên dạng và khoảng 40% ở dạng chuyển hóa acétyl hóa. Sulfadiazine được bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ 15-35% so với nồng độ trong huyết thanh. Sulfadiazine có thể qua nhau thai. Cả hai loại bệnh gan và thận đều làm giảm sự đào thải sulfadiazine khỏi máu.
Bạc được bài tiết qua nước tiểu hàng ngày trung bình 100-200 mg, đôi khi vượt quá 1000 mg ở nạn nhân phỏng trên 60%. Lượng tích tụ trong gan được thải dần qua mật.
ĐỘC TÍNH
Trên chuột nhắt trắng, LD90-100 trong 24 giờ là > 550 mg/kg đường tiêm phúc mạc 1 liều duy nhất. Với đường uống hay tiêm dưới da liều 1050 mg/kg/ngày trong 30 ngày không thấy độc tính cấp hay bán cấp cũng như không có biến đổi mô học ở thận, ruột, gan và lách. Ở thỏ, bạc tích tụ tại nhú thận sau khi dùng sulfadiazine bạc 5-15 mg/kg/ngày trong 100 ngày liền nhưng không tìm thấy dấu hiệu hủy hoại cấu trúc thận hay tổn hại chức năng thận. Ảnh hưởng tương tự ở người chưa thấy có báo cáo.
Ởmô hình chuột nhắt phỏng gây nhiễm vi khuẩn Gram âm điều trị bằng kem sulfadiazine bạc bôi tại chỗ cho thấy có sự giảm tổng lượng bạch cầu, giảm tỷ lệ bạch cầu đa nhân hoạt động đang thực bào và giảm khả năng diệt khuẩn của các bạch cầu này so với kem nền đối chứng.
Sulfadiazine bạc không gây đột biến trong thí nghiệm sinh đột biến dùng Salmonella typhimurium. không có báo cáo nào được công bố về khả năng sinh đột biến, sinh quái thai, gây ung thư ở súc vật và ở người.
CHỈ ĐỊNH
Phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn trong phỏng độ II và độ III ; vết thương nhiễm trùng, vết loét do tư thế lâu lành.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không được dùng cho phụ nữ có thai lúc sinh hay gần đến lúc sinh và cho trẻ sinh non dưới 2 tháng tuổi. Tránh dùng cho trường hợp tăng cảm với bạc hay với nhóm sulfonamide.
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Người ta chưa rõ có nhạy cảm chéo với các sulfonamide khác hay không. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng, cần ngưng sử dụng thuốc.
Người bị thiếu glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) : dùng có thể nguy hiểm, vì có thể xảy ra huyết tán.
Sự tạo khúm vi nấm trong và dưới lớp vảy hình thành sau khi dùng thuốc có thể xảy ra song song với sự giảm phát triển vi khuẩn ; tuy vậy, sự phát triển bệnh nấm là hiếm.
Nồng độ của sulfonamide trong huyết tương : Trong điều trị phỏng quá rộng, nồng độ của sulfadiazine trong huyết tương có thể đạt đến mức độ điều trị ở người lớn (8-12 mg%). Do đó, ở những bệnh nhân này cần theo dõi nồng độ của sulfadiazine trong huyết tương. Theo dõi chức năng thận cẩn thận và kiểm tra tinh thể sulfadiazine trong nước tiểu.
Phụ nữ mang thai : Tính an toàn trong việc dùng cho phụ nữ có thai chưa được chứng minh. Không dùng cho phụ nữ sắp sinh nở trừ phi phỏng diện rộng hơn 20% tổng diện tích da hoặc khi lợi ích của thuốc là lớn hơn nguy cơ cho bào thai.
Phụ nữ đang cho con bú : Người ta không rõ kem bôi sulfadiazine bạc có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, vì tất cả các dẫn xuất của sulfonamide làm gia tăng khả năng vàng nhân não, do đó cần thận trọng khi dùng đối với mẹ đang cho con bú.
Trẻ sơ sinh phỏng nhiệt : Cần cân nhắc giữa lợi ích của thuốc với nguy cơ tăng bilirubine máu do hấp thu lượng lớn sulfadiazine. Nguy cơ này là không đáng kể trong trường hợp phỏng nhẹ. Tuy nhiên khi điều trị cho trẻ em lớn hơn thì khả năng an toàn cao.
Nếu có suy giảm chức năng thận hay gan và vết phỏng quá rộng, có thể có tình trạng tích lũy. Cần cân nhắc giữa việc ngưng dùng thuốc với lợi ích do việc điều trị mang lại.
TƯƠNG TÁC THUỐCBạc có thể làm bất hoạt các enzyme tiêu đạm bôi tại chỗ nếu dùng chung. Sulfadiazine nếu hấp thụ là chất ức chế cạnh tranh đối với enzyme chuyển hóa diphényl-hydantoine và tolbutamide trong gan. Việc pha thêm triméthoprime vào kem thuốc không làm tăng tác dụng phòng chống vi khuẩn của thuốc. Phối hợp với chlorhexidine digluconate 0,2% có thể làm tăng cường tác dụng chống Staphylococcus aureus.
TÁC DỤNG NGOẠI ÝThuốc dung nạp tốt, làm dịu đau mà không gây rát tại chỗ, không gây rối loạn điện giải. Tác dụng phụ là rất hiếm và thường tùy thuộc vào lượng sulfadiazine hấp thu. Khó phân biệt một tác dụng ngoại ý do sulfadiazine bạc với tác dụng ngoại ý do một thuốc khác dùng kèm. Không có báo cáo nào về ảnh hưởng nguy hiểm tính mạng hay ngộ độc cấp do quá liều của thuốc.
Khoảng 2,5% trường hợp có phản ứng liên quan đến thuốc bao gồm cảm giác nóng rát (2,22%), nổi ban (0,22%), ngứa (0,08%), và viêm thận kẽ (0,04%). Chỉ phải ngưng liệu pháp ở 0,9% số trường hợp. Mẫn cảm chủ yếu do thành phần tá dược hơn là do hợp chất sulfadiazine bạc.
Đối với phỏng rộng, vì một lượng sulfadiazine đáng lưu ý được hấp thụ, do đó có thể xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào do sulfonamide. Chứng giảm bạch cầu (0,2-0,3 x 109/l) chủ yếu là do sulfadiazine (với nồng độ trong máu cùng lúc là 150 mg/l) đã được báo cáo ở 3-5% trường hợp phỏng rộng trên 30% sau khi đã dùng thuốc 2-4 ngày và đã trở lại bình thường trong vòng 2-3 ngày ngay cả khi vẫn tiếp tục dùng thuốc.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNGCách bôi : Mỗi ngày một hay hai lần, dùng tay mang găng vô trùng bôi một lớp thuốc dày khoảng 1,5 mm lên vết thương đã được rửa sạch và cắt lọc mô hoại tử. Chú ý lấp kín thuốc vào khe kẽ vết thương. Nên bôi phủ liên tục vùng phỏng. Nếu cần, bôi kem thuốc lại bất kỳ chỗ nào bị trôi đi do sinh hoạt. Không cần phải băng lại, nhưng nếu cần thiết có thể phủ gạc và băng quấn để đảm bảo thuốc bám sát vết thương. Nếu thuận tiện, nên tắm rửa bệnh nhân mỗi ngày để giúp loại bỏ mô hoại tử. Một bồn tắm nước xoáy đặc biệt có ích, tuy nhiên bệnh nhân có thể được tắm rửa tại giường hay dưới vòi sen.
Thời gian điều trị : tiếp tục điều trị cho đến khi lành hẳn hay cho đến khi chỗ phỏng sẵn sàng để được ghép da. Không được ngưng thuốc khi nguy cơ nhiễm trùng vẫn còn, trừ phi xuất hiện tác dụng ngoại ý.
15
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook