CEFTRIAXONE 1.0 g
Rx Thuốc bán theo đơn.
Số đăng ký: VN-6698-08
Tên thuốc: Ceftriaxone.
Dạng bào chế: Thuốc bột dùng pha tiêm.
THÀNH PHẦN: Mỗi lọ chứa Ceftriaxone tương đương với 1g Ceftriaxone.
MÔ TẢ: Bột màu trắng hoặc vàng nhạt.
TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ
Nhóm: Kháng sinh nhóm Cefalosporin.
Mã ATC: J01DD04.
Tác dụng dược lý
Là kháng sinh Cefalosporin thế hệ III dùng đường tiêm. Có tác dụng kháng khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, in vitro ức chế sự phát triển của phần lớn các chủng Gram (+) và Gram (-). Ceftriaxone bền vững với đa số các beta-lactamase (penicillinase và cefalosporinase) của các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). In vi tro và trong thực nghiệm lâm sàng Ceftriaxone có tác dụng với các chủng vi khuẩn sau:
Gram (+):
Staphylococcus epidermitis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus A (Str. Pyogenes), Streptococcus V (Str. Agalactiae), Streptococcus viridans, Streptococcus bovis.
Chú ý: Staphylococcus spp., kháng với methicillin, kháng với cefalosporin trong đó có Ceftriaxone.
Nói chung Enterococcus faecium, Enterococcus faecalis và Listeria monocytogenes kháng lại thuốc.
Gram (-):
Aeromonas spp., Alcaligenes spp., Branhamella catarhalis, Citobacter spp., Enterobacter spp (một số chủng kháng), Escherichia coli, Haemophilus ducreyi, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella spp. (bao gồm cả K. Pneumoniae), Moraxella spp., Morganella morganii, Proteus vulgaris, Provedencia spp., Pseudomonas aeruginosa (một vài chủng kháng), Samonella spp. (bao gồm cả S. typhi), Seratia spp. (bao gồm S.marcescens), Shigella spp., Vibrio spp. (bao gồm V.cholerae), Yersinia spp. (bao gồm Y.enterocolitica).
Chú ý: Một số chủng vi khuẩn kể trên kháng với các kháng sinh khác như Penicillin, cefalosporin thế hệ I và Aminoglycosid, lại có nhạy cảm với Ceftriaxone. Ceftriaxone tác dụng với Treponema pallidum cả in vitro cũng như trên động vật thí nghiệm. Theo kết quả lâm sàng Ceftriaxone có hiệu quả cao đối với bệnh giang mai.
Các chủng kỵ khí: Bacteroides spp. (ví dụ B.fragilis) sinh beta-lactamse kháng Ceftriaxone. Để xác định độ nhạy cảm với Ceftriaxone cần dùng đĩa Ceftriaxone vì trên in vitro cho thấy thuốc có tác dụng chống một số loại vi khuẩn vốn kháng lại các cefalosporin trước đây.
Dược động học
- Dùng đường tiêm Ceftriaxone có khả năng thâm nhập tốt vào các mô và dịch của cơ thể.
- Diện tích dưới đường cong nồng độ trong huyết tương – thời gian sau khi tiêm bắp và tiêm ven tương đương. Điều này thể hiện sinh khả dụng sau khi tiêm bắp là 100%. Sau khi tiêm tĩnh mạch Ceftriaxone nhanh chóng thâm nhập vào các dịch kẽ và giữ tác dụng kháng khuẩn trong vòng 24 giờ.
- Thời gian bán thải đối với người lớn khỏe mạnh gần 8 giờ. Trẻ sơ sinh dưới 7 ngày và người già trên 75 tuổi thời gian bán thải tăng gấp 2 lần. Ở người lớn: 50-60% Ceftriaxone đào thải qua nước tiểu ở dạng không đổi, 40-50% đào thải ở dạng không đổi qua mật. Dưới tác dụng của môi trường ruột Ceftriaxone chuyển hóa thành các chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Ở trẻ sơ sinh đào thải qua thận gần 70%. Bệnh nhân suy thận hoặc có các bệnh lý về gan, dược động học của Ceftriaxone gần như không đổi, thời gian bán thải tăng không đáng kể. Trường hợp suy thận, tăng đào thải qua đường mật, nếu chỉ có bệnh về gan, sự đào thải qua thận tăng lên.
- Ceftriaxone được gắn khả hồi với Albumin, quá trình gắn này tỷ lệ nghịch với nồng độ: ví dụ mức độ gắn từ 95% với nồng độ thuốc trong huyết tương < 100 mg/l giảm xuống 85% ở nồng độ 300 mg/l. Do nồng độ Albumin thấp hơn, tỷ lệ Ceftriaxone trong dịch kẽ cao hơn tương xứng so với trong huyết tương.
Xâm nhập vào dịch não tủy
Ceftriaxone đi qua màng não bị viêm của trẻ sơ sinh và trẻ em, trường hợp viêm màng não nhiễm khuẩn, nồng độ trung bình trong dịch não tủy là 17% so với nồng độ trong huyết tương và cao gấp 4 lần so với trường hợp viêm màng não không nhiễm khuẩn.
CHỈ ĐỊNH
Các bệnh nhiễm trùng do các mầm bệnh nhạy cảm với Ceftriaxone:
- Nhiễm trùng máu, viêm màng não;
- Các nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường tiêu hóa, ống mật);
- Nhiễm trùng xương khớp, da, mô mềm;
- Các nhiễm trùng ở bệnh nhân có cơ chế bảo vệ cơ thể bị suy giảm;
- Các nhiễm trùng thận và đường tiết niệu;
- Các nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi và nhiễm trùng tai mũi họng;
- Các nhiễm trùng sinh dục bao gồm cả bệnh lậu;
- Dự phòng các bệnh nhiễm trùng trong phẫu thuật.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG Tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Liều trung bình là 1 – 2 g, 1 lần/ngày (cách nhau 24 giờ).
Trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc với những nhiễm trùng chỉ do các vi khuẩn nhạy cảm vừa phải với thuốc, liều lượng có thể tăng đến 4 g, dùng 1 lần/ngày.
Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 12 tuổi:
Cần theo phác đồ hướng dẫn sau đây, dùng một lần trong ngày:
Trẻ sơ sinh (dưới 2 tuần tuổi): Liều hàng ngày là 20-50 mg/kg cân nặng trong một ngày (không được quá liều 50 mg/kg vì chưa hoàn chỉnh hệ men của trẻ sơ sinh).
Trẻ em (trên 2 tuần tuổi và đến 12 tuổi): Liều hàng ngày từ 20-75 mg/kg cân nặng, 1 lần/ngày.
Với trẻ có trọng lượng cơ thể 50 kg hoặc hơn nên dùng theo liều thông thường của người lớn. Liều dùng tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg thể trọng hoặc hơn nên được truyền nhỏ giọt trong ít nhất 30 phút.
Thời gian điều trị: tùy theo diễn tiến bệnh.
Điều trị phối hợp:
Tác dụng hợp đồng giữa Ceftriaxone và Aminoglycosid đã được chứng minh đối với nhiều loại vi khuẩn Gram (-) trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, tăng cường tác dụng của những phối hợp như vậy không phải luôn luôn dự đoán trước được, chỉ nên áp dụn trong những trường hợp nhiễm trùng nặng, đe dọa tín mạng (ví dụ do các vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa.
Do không có tương hợp về lý tính, hai thuốc phải được dùng riêng rẽ với những liều thích hợp.
Viêm màng não:
Trong viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em, việc điều trị nên bắt đầu với liều 100 mg/kg cân nặng (không quá 4 g), một lần/ngày. Ngay sau khi xác định được loại vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh và tính nhạy cảm với thuốc của chúng, liều lượng có thể được giảm xuống cho phù hợp.
Thời gian điều trị sau cho hiệu quả điều trị tốt nhất:
Vi khuẩn gây bệnh
|
Thời gian điều trị
|
Neisseria meningiditis
|
4 ngày
|
Haemophilus influenzae
|
6 ngày
|
Streptococcus pneumoniae
|
7 ngày
|
Enterobacteriacease nhạy cảm
|
10 – 14 ngày
|
Bệnh lậu: Trong điều trị bệnh lậu (chủng có sản xuất men penicillinase và không có men penicillinase, nên dùng một liều duy nhất 250 mg Ceftriaxone tiêm bắp.
Dự phòng trước và sau khi phẫu thuật: Để dự phòng nhiễm trùng sau mổ ở những phẫu thuật nhiễm khuẩn, tùy thuộc vào nguy cơ nhiễm trùng, từ 30 – 90 phút trước khi phẫu thuật dùng liều đơn 1 – 2g.
Suy chức năng gan thận: Với bệnh nhân suy thận nhưng có chức năng gan bình thường, không cần giảm liều Ceftriaxone. Chỉ trong trường hợp suy thận giai đoạn cuối (độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút), liều Ceftriaxone không được vượt quá 2 g/ngày.
Bệnh nhân suy giảm chức năng gan nhưng có chức năng thận bình thường không cần giảm liều Ceftriaxone.
Trường hợp bệnh nhân có cả suy giảm chức năng gan lẫn chức năng thận, nên theo dõi nồng độ Ceftriaxone trong huyết tương và cần điều chỉnh liều nếu cần thiết. Những bệnh nhân đang được thẩm phân máu, liều dùng sau khi thực hiện quá trình này không cần thay đổi.
CÁCH DÙNG
Tiêm bắp:
Đề tiêm bắp cần hòa tan 1 g Ceftriaxone trong 3,5 ml dung dịch lidocain hydroclorid 1% và được tiêm bắp sâu vào cơ bắp lớn trong cơ thể. Không nên tiêm quá 1g thuốc tại một vị trí. Dung dịch lidocain không bao giờ được tiêm tĩnh mạch.
Tiêm tĩnh mạch:
Trong tiêm tĩnh mạch Ceftriaxone được hòa tan trong 10 ml nước cất pha tiêm và tiêm tĩnh mạch chậm trong khoảng 2 – 4 phút.
Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch: Việc truyền kéo dài ít nhất 30 phút. Để truyền tĩnh mạch 2 g Ceftriaxone được hòa tan vào 40 ml một trong các dung dịch không có calci như: dung dịch NaCl 0,9%, NaCl 0,9% + Dextrose 2,5%, Dextrose 5%, Dextrose 10%, Dextran 6% trong Dextrose 5%, dịch truyền hydroxy ethyl strach 6 – 10%, nước cất pha tiêm.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng phụ toàn thân: Trên hệ tiêu hóa (khoảng 2%): ỉa chảy, nôn, buồn nôn, viêm miệng và lưỡi.
Thay đổi về huyết học (khoảng 2%): tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu, tan huyết, giảm tiểu cầu.
Phản ứng trên da (khoảng 1%): phát ban, viêm da dị ứng, ngứa, mề đay, phù, hồng ban đa dạng.
Các tác dụng phụ khác hiếm gặp: đau đầu, chóng mặt, tăng men gan, hiện tượng lắng đọng trong túi mật, tăng creatinin trong huyết thanh, nhiễm nấm ở đường sinh dục, rét run, các phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ. Rất hiếm gặp viêm ruột có màng giả hoặc rối loạn đông máu.
Các phản ứng phụ tại chỗ:
Trong một số ít trường hợp các phản ứng viêm tĩnh mạch xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch. Có thể làm giảm bớt bằng cách tiêm thuốc chậm (2 – 4 phút). Đau tại chỗ tiêm đối với tiêm bắp không sử dụng dung dịch Lidocain.
Hãy thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi dùng thuốc.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Quá mẫn cảm với kháng sinh cephalosporin và penicillin.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Không được trộn lẫn Ceftriaxone với kháng sinh khác trong cùng một bơm tiêm hay cùng một bộ dụng cụ truyền.
QUÁ LIỀU
- Trong những trường hợp quá liều, không thể làm giảm nồng độ thuốc trong huyết tương bằng phương pháp thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng. Chủ yếu là điều trị triệu chứng.
- Sử dụng khi có thai và cho con bú: Tính an toàn đối với người mang thai chưa được xác định. Ceftriaxone có thể đi vào sữa mẹ, nên ngưng cho con bú khi điều trị.
THẬN TRỌNG
- Mặc dù đã được nghiên cứu về tiền sử, nguyên tắc sử dụng kháng sinh nhóm cephalosporin, tuy nhiên không thể loại trừ khả năng có thể xảy ra sốc phản vệ, đòi hỏi phải điều trị cấp cứu – bước đầu là dùng adrenalin sau đó là glucocorticoid.
- Đôi khi trong siêu âm túi mật có xuất hiện những bóng cản, những bóng cản này là do lắng đọng cặn. Các hiện tượng này sẽ biến mất khi ngưng dùng thuốc. Thậm chí kể cả khi có triệu chứng lâm sàng của bệnh chỉ cần điều trị bảo tồn không cần các tác động phẫu thuật.
- Nghiên cứu in vitro cho thấy cũng như các cephalosporin khác, Ceftriaxone có thể đẩy bilirubin ra khỏi albumin huyết thanh. Nên thận trọng khi điều trị Ceftriaxone ở trẻ sơ sinh tăng bilirubin máu đặc biệt là trẻ đẻ non đòi hỏi phải thận trọng hơn.
- Điều trị thời gian dài cần định kỳ kiểm soát công thức máu đều đặn.
- Ceftriaxone chỉ được sử dụng ở các cơ sở y tế.
ĐÓNG GÓI Lọ thủy tinh 1,0 g Ceftriaxone.
BẢO QUẢN Nơi khô mát, tránh ánh sáng (dưới 25oC).
Để xa tầm tay trẻ em.
TIÊU CHUẨN Nhà sản xuất.
Thuốc bán theo đơn.
HẠN DÙNG 2 năm kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc hết hạn sử dụng.
NHÀ SẢN XUẤT JSC “Kraspharma”, Nga.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook