ThegioiYduoc.com - Chuyên gia Y dược !

BIDIZYM

Hỏi đáp mới nhất

Tìm kiếm nâng cao

Nhận tin sản phẩm mới

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 578
  • Tổng lượt truy cập 3,531,847
BIDIZYM
Tên sản phẩm: BIDIZYM
Mã sản phẩm
Giá mới 2,500 VND
Nhóm sản phẩm: ViTaMin - Thuốc Bổ
Lượt xem 4677
 Thanh toán trực tuyến qua Ngân lượng  Thanh toán trực tuyến qua Bảo kim  Thanh toán trực tuyến qua Paypal
Mua hàng
Bài viết giới thiệu sản phẩm

BIDIZYM

 

THÀNH PHẦN:
Vitamin B1 (Thiamin mononitrat)......................2,5 mg
Vitamin B2 (Riboflavin).................................... 2,5 mg
Vitamin B6 (Pyridoxin hydroclorid)................. 0,75 mg
Vitamin B5 (Calci pantothenat)........................ 2,5 mg
Vitamin B12 (Cyanocobalamin)....................... 1,5 mcg
Vitamin PP (Niacinamid)................................. 12,5 mg
Vitamin C (Acid ascorbic).................................. 20 mg
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nén bao đường.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:
Chỉ định điều trị:
- Phòng và điều trị các bệnh do thiếu Vitamin. Dùng cho người mới ốm dậy, trẻ em kém ăn.
Liều lượng và cách dùng:
- Người lớn: 2-4 viên/ ngày.
- Trẻ em: 1 - 2 viên/ngày.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Phối hợp với Levodopa.
DƯỢC LỰC HỌC:
- Vitamin B1: Thiamin pyrophosphat, dạng thiamin có hoạt tính sinh lý, là coenzym chuyển hóa carbohydrat làm nhiệm vụ nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha-cetoacid như pyruvat và alpha-cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat. Khi thiếu hụt thiamin, sự oxy hóa các alpha-cetoacid bị ảnh hưởng, làm cho nồng độ pyruvat trong máu tăng lên, giúp chẩn đoán tình trạng thiếu thiamin. Thiếu hụt thiamin sẽ gây ra beriberi (bệnh tê phù). Thiếu hụt nhẹ biểu hiện trên hệ thần kinh trung ương. Thiếu hụt trầm trọng gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém. Các triệu chứng tim mạch do thiếu hụt thiamin bao gồm khó thở khi gắng sức, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và các rối loạn khác trên tim.
-Vitamin B2: Riboflavin được biến đổi thành 2 co-enzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng co-enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hóa pyridoxin, sự chuyển tryptophan thành niacin, và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu. Riboflavin ở dạng falvin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu riboflavin sẽ sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi, viêm miệng, có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc.
- Vitamin B5: là tiền chất của coenzym A cần cho phản ứng acetyl-hóa (hoạt hóa nhóm acyl) trong tân tạo glucose, giải phóng năng lượng từ carbohydrat, tổng hợp và thoái biến acid béo, tổng hợp sterol và nội tiết tố steroid, porphyrin, acetylcholin và những hợp chất khác. Vitamin B5 cũng cần thiết cho chứa năng bình thường của biểu mô. Khi gây thiếu hụt vitamin B5 có các triệu chứng như ngủ gà, mỏi mệt, nhức đầu, dị cảm ở chân và tay kèm theo tăng phản xạ và yếu cơ chi dưới, rối loạn tiêu hóa, thay đổi tính khí, và tăng nhạy cảm với nhiễm khuẩn.
- Vitamin B6: Vitamin B6 khi vào cơ thể biến đổi thành Pyridoxal phosphate và một phần thành pyridoxamin phosphat. Hai chất này hành động như những coenzym trong chuyển hóa protein, glucid và lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gamma - aminobutyric trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglubin.
- Vitamin B12: Cyanocobalamin có tác dụng tạo máu. Trong cơ thể người, cyanocobalamin tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin và 5 - deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Methyl-cobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S-adenosylmethionin từ homocystein.
- Vitamin C: Vitamin C cần cho sự tạo thành colagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia một số phản ứng oxy hóa - khử. Vitamin C tham gia trong chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt, và một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn sự toàn vẹn của mạch máu và trong hô hấp tế bào.
- Vitamin PP: trong cơ thể, nicotinamid (niacinamid) được tạo thành từ acid nicotinic, một phần tryptophan trong thức ăn được oxy hóa tạo thành acid nicotinic và sau đó thành nicotinamid. Nicotinamid thực hiện chức năng sau khi chuyển thành hoặc nicotinamid adenin dinucleotid (NAD) hoặc Nicotinamid adenin dinucleotid phosphat (NADP). NAD và NADP có vai trò sống còn trong chuyển hóa, như một coenzym xúc tác phản ứng oxy hóa - khử cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen, và chuyển hóa lipid. Trong các phản ứng đó các coenzym này có tác dụng như những phân tử vận chuyển hydro.
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
- Vitamin B1: sự hấp thu thiamin trong ăn uống hàng ngày qua đường tiêu hóa là do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+. Tuy vậy, hấp thu liều cao bị hạn chế. Thiamin phân bố vào đa số các mô và sữa. Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu, các kho chứa thiamin ở các mô đầu tiên bị bão hòa. Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử thiamin nguyên vẹn.
- Vitamin B2: được hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Các chất chuyển hoá được phân bố khắp các mô trong cơ thể và vào sữa. Một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, thận và tim. Riboflavin là vitamin tan trong nước, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ đào thải dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Riboflavin còn đào thải theo phân. Riboflavin có đi qua nhau thai và đào thải theo sữa.
- Vitamin B5: dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Nồng độ vitamin B5 bình thường trong huyết thanh là 100 mcg/ml hoặc hơn. Nồng độ cao nhất thấy trong gan, tuyến thượng thận, tim và thận. Khoảng 70% liều vitamin B5 uống thải trừ ở dạng không đổi trong nước tiểu và khoảng 30% trong phân.
- Vitamin B6: Pyridoxin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu. Thuốc phần lớn dự trữ ở gan và một phần ở cơ và não. Pyridoxin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hóa. Lượng đưa vào, nếu vượt quá nhu cầu hàng ngày, phần lớn đào thải dưới dạng không biến đổi.
- Vitamin B12: được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng theo hai cơ chế: cơ chế thụ động khi lượng dùng nhiều; và cơ chế tích cực, cho phép hấp thu những liều lượng sinh lý, nhưng cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niêm mạc dạ dày tiết ra. Sau khi hấp thu vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên vào nhu mô gan. Gan chính là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác. Khoảng 3 mcg cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày, trong đó 50-60% là các dẫn chất của cobalamin không tái hấp thu lại được.
- Vitamin C: được hấp thu dễ dàng sau khi uống. Hấp thu vitamin C ở dạ dày - ruột có thể giảm ở người ỉa chảy hoặc có bệnh về dạ dày - ruột. Vitamim C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 - 20 microgam/ml. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein. Thải trừ nhanh chóng ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi.
- Vitamin PP: được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống và phân bố rộng khắp vào các mô cơ thể. Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 45 phút. Dùng nicotinamid với liều thông thường, chỉ có một lượng nhỏ nicotinamid bài tiết vào nước tiểu ở dạng không thay đổi; tuy nhiên khi dùng liều lớn thì lượng thuốc bài tiết dưới dạng không thay đổi sẽ tăng lên.



Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Sản phẩm khác cùng loại
    Hiện chưa có sản phẩm

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tư vấn qua facebook

Thông Báo

Bạn đang cần tìm mua 1 loại thuốc nào đó mà không có trên trang web của chúng tôi, hãy liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tìm mua giúp bạn và gửi cho bạn với giá phải chăng.

ThegioiYduoc.com  xin cám ơn sự tin tưởng của quý khách.



Quý công ty , anh chị nào có hàng hóa chất lượng và uy tín xin  hãy
gửi ảnh sản phẩm và báo giá vào gmail : ThegioiYduoc@gmail.com  ... Xin cảm ơn !

Sống khỏe