Thành phần thuốc trị vảy nến Dibetalic
Thuốc Dibetalic có dược chất chính là axit salicylic với hàm lượng khác nhau tùy vào dạng thuốc:
– Thuốc mỡ 1%, 2%, 5%, 25%, 40%, 60%
– Kem 2%, 3%, 10%, 25%, 60%
– Gel 0,5%, 5%, 6%, 12%, 17%, 26%
– Thuốc dán 15%, 21%, 40%, 50%
– Thuốc bôi 1%, 2%
– Dầu gội đầu, xà phòng 2%, 4%
Nồng độ axit salicylic khác nhau sẽ phù hợp cho nhiều trường hợp bệnh khác nhau. Cho nên, bạn cần thận trọng chọn sản phẩm Dibetalic có nồng độ phù hợp.
Dibetalic còn bao gồm một số chế phẩm phối hợp cùng những chất khác như lưu huỳnh, hắc ín…
Công dụng của Dibetalic
Thuốc trị bệnh da Dibetalic thường được dùng kết hợp với nhiều loại thuốc cho các công dụng sau:
– Chữa các triệu chứng vảy nến (da đầu, thân), các bệnh tróc vảy, bệnh viêm da tiết bã nhờn.
– Điều trị bệnh tăng sừng khu trú tại gan bàn chân, gan bàn tay.
– Điều trị hạt mụn cơm
Dược lý và cơ chế tác dụng
Dibetalic với dược chất chính là axit salicylic có công dụng sát khuẩn và làm tróc lớp sừng ở vùng da sử dụng:
– Ở nồng độ từ 1% trở xuống, Dibetalic hỗ trợ hình thành lớp sừng, làm ổn định quá trình sừng hóa và cải thiện những bất thường trong quá trình này.
– Ở nồng độ trên 1%, Dibetalic gây tróc lớp sừng.
Dược chất axit salicylic có tác dụng hydrat hóa nội sinh, làm giảm pH và gây hiện tượng phồng lên ở lớp biểu mô bị sừng hóa, tiếp theo làm bong tróc lớp này. Từ đó, axit salicylic có công dụng làm mềm và loại bỏ lớp sừng. Để axit salicylic có hiệu quả trong việc làm lợt, gây tróc mô biểu bì thì môi trường ẩm là cần thiết.
Dibetalic có công hiệu chống nấm (mức độ yếu), ngăn chặn nấm phát triển và hỗ trợ các loại thuốc chống nấm được thấm vào da nhanh chóng hơn. Khi được sử dụng chung với lưu huỳnh, axit salicylic làm tróc lớp sừng hiệu quả hơn.
Trường hợp thoa lượng thuốc quá nhiều có khả năng gây hoại tử da. Ở nồng độ từ 20% (nồng độ cao), axit salicylic còn có thể ăn mòn da.
Dược động học Dibetalic
Dược chất axit salicylic của thuốc Dibetalic có đặc điểm là bài tiết chậm qua đường tiểu và được hấp thu khá nhanh qua da.
Vì thế, Axit salicylic không nên được áp dụng trên diện rộng, sẽ gây những kích ứng mạnh lên niêm mạc tiêu hóa cùng nhiều mô khác. Một số trường hợp dùng dibetalic trên toàn thân hoặc thoa thuốc trên diện rộng và bị ngộ độc cấp salicylat.
Chỉ định dùng thuốc
Dược chất axit salicylic cần được dùng tại chỗ ở dạng đơn chất hoặc có thể được dùng chung với một số thuốc như lưu huỳnh, resorcinol. Cho nên, thuốc trị vảy nến Dibetalic được chỉ định sử dụng cho những đối tượng sau:
– Bệnh nhân bị vảy nến ở đầu, vảy nến ở mình, vảy da đầu hoặc mắc các bệnh da tróc vảy nói chung.
– Bệnh nhân mắc chứng tăng sừng khu trú tại gan bàn chân hoặc gan bàn tay.
– Người có các hạt mụn cơm thông thường hoặc hạt mụn cơm ở bàn chân.
– Bệnh nhân bị trứng cá thông thường.
Chống chỉ định
Do dược chất axit salicylic là thành phần cần thận trọng trong việc sử dụng nên dibetalic chống chỉ định khi dùng cho những trường hợp sau:
– Không dùng cho người mẫn cảm với axit salicylic, salicylat hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Không dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
– Không dùng cho bệnh nhân suy tuần hoàn ngoại vi.
– Không dùng trên toàn thân hoặc trên diện rộng.
– Không dùng trên niêm mạc, trên vùng da nứt nẻ, da nhạy cảm, da bị viêm…
Hướng dẫn sử dụng thuốc Dibetalic
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm thuốc Dibetalic gồm liều lượng và cách dùng theo như thông tin dưới đây.
Thoa axit salicylic tại chỗ lên vùng da bị bệnh, áp dụng từ 1 đến 3 lần mỗi ngày.
Đối với các dạng thuốc kem bôi, thuốc nước và thuốc mỡ
Chỉ thoa thuốc với lượng vừa đủ lên vùng da cần chữa bệnh, khi thoa kết hợp động tác xoa nhẹ nhàng.
Đối với dạng thuốc gel
Làm ẩm vùng da cần thoa trong khoảng 5 phút trước khi dùng thuốc nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị của axit salicylic.
Đối với dạng thuốc dán
Trước khi dùng thuốc thì vùng da cần được vệ sinh với nước và lau khô. Tùy vào bệnh mà có cách dùng thuốc dán khác nhau:
– Mụn cơm: Dùng nước ấm để ngâm tẩm vùng da bị mụn cơm trong 5 phút rồi lau khô. Cắt miếng thuốc với kích cỡ vừa đủ rồi dán lên. Nên dán thuốc trước khi ngủ và tháo ra sau 8 tiếng (tháo ra vào buổi sáng). Sau đó khoảng 24 giờ mới dán miếng thuốc khác. Điều trị liên tục cho đến khi tẩy được hạt mụn cơm (có thể kéo dài lên đến 12 tuần).
– Vết chai, sẹo: Ngâm tẩm những vết chai trong nước 5 phút và lau khô trước khi dán thuốc. Cứ 2 ngày thay 1 miếng dán thuốc 1 lần. Áp dụng liên tục cho đến khi hết (quá trình thông thường là 14 ngày, có thể kéo dài lên đến 12 tuần)
Đối với dạng nước gội đầu, xà phòng
Dùng nước ấm để làm ướt da đầu, tóc trước khi dùng. Chiết một lượng vừa đủ xà phòng/nước gội, làm sủi bột và thoa lên. Kết hợp kỳ cọ thật kỹ trong khoảng 3 phút. Sau đó xối nước cho sạch. Tiếp tục thoa lại thêm 1 lần nữa rồi xối nước lại.
Tác dụng phụ (ADR) khi dùng Dibetalic
Trong quá trình nghiên cứu về thuốc Dibetalic, những chuyên gia dược phẩm ghi nhận được khả năng xảy ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc sai cách
– Khi dùng thuốc Dibetalic và các chế phẩm có axit salicylic trên diện rộng: gây triệu chứng chóng mặt, đau đầu nghiêm trọng, đau đầu liên tục, lú lẫn, thở gấp (thường xuyên nghe tiếng vo vo, tiếng rung trong lỗ tai).
– Khi dùng Dibetalic nồng độ cao điều trị mụn cơm: Gây ăn da, khiến những mụn cơm có điều kiện lây lan ra vùng xung quanh.
– Khi uống phải acid salicylic: Bị các chứng ngộ độc, thở sâu, thở nhanh, điếc tai, ù tai, vã mồ hôi, giãn mạch (triệu chứng thường khác nhau tùy mỗi người)
Tác dụng phụ thường thấy (tỷ lệ ADR trên 1%)
– Gây kích ứng cường độ nhẹ, cảm giác tương tự bị châm đốt.
Tác dụng phụ ít thấy (tỷ lệ ADR từ 0,1% đến dưới 1%)
– Bị kích ứng cường độ vừa hoặc nghiêm trọng.
– Bị ăn mòn da, loét da (chủ yếu do dùng dibetalic với nồng độ axit salicylic cao)
Cách xử trí trong trường hợp khẩn
– Thông thường ngay sau khi khi bôi thuốc, cần vệ sinh tay với nước (ngoại trừ trường hợp cần dùng thuốc ở tay).
– Khi bị dây thuốc dibetalic vào mắt, niêm mạc thì phải dùng nước sạch rửa ngay trong 15 phút.
– Trong trường hợp uống phải thuốc dibetalic hoặc các chế phẩm có axit salicylic, cần phải rửa dạ dày, kết hợp theo dõi pH huyết tương, theo dõi nồng độ salicylat trong huyết tương và những chất điện giải. Nếu thấy nồng độ salicylat trong huyết tương ở người lớn trên 500 mg/lít hoặc ở trẻ em trên 300 mg/lít thì nên kiềm hóa nước tiểu nhằm tăng bài niệu.
Những lưu ý trong việc sử dụng Dibetalic
Bên cạnh những trường hợp chống chỉ định dùng thuốc Dibetalic được giới thiệu ở trên thì người dùng thuốc cũng cần thận trọng những điều dưới đây:
Dibetalic chỉ áp dụng cho ngoài da, không thoa thuốc lên mặt, mắt, mũi, miệng, niêm mạc, vùng hậu môn, bộ phận sinh dục.
Trong trường hợp vùng da cần điều trị đang bị viêm, kích ứng, bị nhiễm khuẩn hoặc ở vùng da mặt, mũi, miệng, bộ phận sinh dục, vùng có vết chàm, vùng có nốt ruồi hoặc vùng có lông mọc thì không nên dùng các chế phẩm có axit salicylic với nồng độ từ 10% trở lên. Ngoài ra, những bệnh nhân tiểu đường và người mắc chứng suy tuần hoàn cũng không nên sử dụng dibetalic và chế phẩm có axit salicylic nói chung.
– Không bôi thuốc toàn thân.
– Không bôi lên da bị nứt nẻ, da bị viêm.
– Có thể dùng được cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú nhưng khả năng hấp thu thuốc ít hơn người bình thường. Tránh thoa thuốc lên vú để tránh trẻ tiếp xúc thuốc.
– Bảo quản thuốc Dibetalic ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp. Thuốc không áp dụng cho trẻ em và cần để ở khu vực xa tầm với của trẻ.
Dibetalic giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều cơ sở bày bán thuốc Dibetalic. Do đó, không có giá cả cố định mà chỉ có giá tham khảo cho sản phẩm này. Giá tham khảo cho 1 tuýp thuốc Dibetalic 15g là 25 nghìn đồng.
Bên trên là bài thông tin về sản phẩm thuốc Dibetalic. Mong rằng lượng thông tin này là đầy đủ và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn. Chúc bạn sớm chữa khỏi bệnh và có nhiều sức khoẻ.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Phản hồi
Bình luận từ Facebook