ThegioiYduoc.com - Chuyên gia Y dược !

Thị trường tân dược: Độc quyền và tăng giá

Hỏi đáp mới nhất

Tìm kiếm nâng cao

Nhận tin sản phẩm mới

Lượt truy cập

  • Đang xem
  • Hôm nay 673
  • Tổng lượt truy cập 3,530,864
  • Thị trường tân dược: Độc quyền và tăng giá

Ngày đăng: 30/06/2013, 11:50 am
Lượt xem: 1909

Thị trường tân dược: Độc quyền và tăng giá

 

Trong khi giá thuốc đang tạo ra nhiều nghịch lý thì tình trạng độc quyền, tự định giá thuốc của các doanh nghiệp vẫn chưa được ngành chức năng xem xét thấu đáo. Kiểm tra giá thuốc tại một nhà thuốc ở TPHCM - Ảnh: L.N Tự định giá Theo quy định của Luật Dược thì nhà nước quản lý giá thuốc theo nguyên tắc các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều này được đa số các cơ quan trong ngành y hiểu theo nghĩa thuốc trước khi lưu hành trên thị trường phải được cơ sở sản xuất, nhập khẩu kê khai giá và khi thay đổi giá thuốc phải được kê khai lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm giá thuốc không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam. Quy định này hoàn toàn ngược lại với cách quản lý giá thuốc trên thế giới. Một dược sĩ ở TPHCM cho biết, trên thế giới khi một doanh nghiệp nhập thuốc về buộc phải kê khai giá CIF (giá nhập khẩu kê khai tại hải quan), sau đó hiệp hội quản lý dược hoặc chính phủ sẽ có quy định chi tiết về phần trăm được tăng. Mức cho phép này sẽ áp dụng cho mọi loại thuốc nhập khẩu. Hiện Bộ Y tế cho phép một số Cty độc quyền phân phối thuốc vào Việt Nam. Theo tìm hiểu của Tiền Phong, trong gần 10.000 loại thuốc nhập khẩu vào Việt Nam với 900 hoạt chất, hiện nay Cty Z (một Cty phân phối dược phẩm lớn nhất Việt Nam có trụ sở chính tại Singapore) vẫn độc quyền phân phối đa số. “Một hộp Eucalyptine viên rời, hộp 42 viên giá chỉ có 28.000 đồng. Sau khi chuyển giao cho hệ thống phân phối độc quyền là Cty Z. thuốc được ép vỉ và bán 42.000 đồng/hộp/28 viên mà chất lượng cũng như nhau”- vị chuyên gia này so sánh. Ngoài độc quyền phân phối, thuốc được các hãng dược tự định giá thuốc, trong đó bao gồm các chi phí và có cả phí hoa hồng cho bác sĩ, trước khi lưu thông. Theo một dược sĩ, một viên thuốc Decolgen do Cty United Pharma của Philippines sản xuất bán 600 đồng/viên, trong khi đó thuốc Cetamol Fort cũng tương đương do mua nguyên liệu một chỗ, các chi phí như nhau nhưng Cty Pharmedic sản xuất chỉ bán 60 đồng/viên. Nhưng tréo ngoe là khi kê khai giá Cty United Pharma vẫn được cơ quan chức năng chấp nhận cho cao hơn 10 lần. Nhiều doanh nghiệp vì vậy cứ kê khai giá trên trời, để rồi bị ngành chức năng “tuýt còi” họ lại làm giấy xin kê khai lại giá để hợp thức hóa. Do vậy, người bệnh vẫn phải mua thuốc nhập ngoại với giá cao hơn rất nhiều lần thuốc sản xuất trong nước. Lấy ví dụ như Klacid của Abotte - Anh với hoạt chất Clarithromycin có giá 32.000 đồng/viên, trong khi sản phẩm Clarithromycin Stada của một Cty liên doanh với Việt Nam sản xuất giá chỉ có 5.480 đồng/viên; sản phẩm Amlor 5mg của Prizer có giá bản lẻ cao gấp 12,2 lần so với Amlodipin PMP của Cty CP Pymepharco Việt Nam. Quản lý rối như canh hẹ Không chỉ bất hợp lý trong nhập khẩu và định giá, các Cty dược trong nước thực hiện các hợp đồng mua bán thuốc lòng vòng khiến giá thuốc bị đẩy cao liên tục. Để kiếm lời, rất nhiều Cty khi nhập thuốc về còn dùng đủ chiêu để né thuế. Đó là chưa kể các Cty phân phối dược phẩm trong và ngoài nước đang cấu kết với nhau đẩy giá thuốc tại Việt Nam cao hơn 200% - 300% so với giá gốc. Thông tin này được công bố tại Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu báo cáo pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm” do Cục Quản lý Cạnh tranh tổ chức. Theo báo cáo của Cục này, trong hệ thống phân phối dược phẩm Việt Nam đang diễn ra một thực trạng là các đơn vị môi giới, nhập khẩu… đang liên kết với nhau nhằm tạo ra một mạng lưới phân phối để lách luật. Theo đó, thuốc trước khi nhập khẩu vào Việt Nam đã được các nhà phân phối, Cty môi giới cấu kết với văn phòng đại diện của Cty nước ngoài ấn định giá. Các Cty nước ngoài cũng quyết định luôn giá bán buôn và bán lẻ ra thị trường. Theo dược sĩ Huỳnh Kim Hoàng, nguyên Giám đốc Công ty dược phẩm Yteco TPHCM, hiện nay rối nhất là quy định thuốc bán tại Việt Nam không được cao hơn các nước trong khu vực. Bởi thực tế có một số thuốc Pháp sản xuất chỉ bán cho Việt Nam thì lấy gì so sánh. Cty nhập khẩu chỉ biết khai đại khái cho xong. Hoặc nhà nhập khẩu bắt tay với nhà sản xuất kê khai giá cao gấp hai lần giá thực tế để kiếm lời. Lê Nguyễn

TP - Trong khi giá thuốc đang tạo ra nhiều nghịch lý thì tình trạng độc quyền, tự định giá thuốc của các doanh nghiệp vẫn chưa được ngành chức năng xem xét thấu đáo.

 



Tự định giá

Theo quy định của Luật Dược  thì nhà nước quản lý giá thuốc theo nguyên tắc các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều này được đa số các cơ quan trong ngành y hiểu theo nghĩa thuốc trước khi lưu hành trên thị trường phải được cơ sở sản xuất, nhập khẩu kê khai giá và khi thay đổi giá thuốc phải được kê khai lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm giá thuốc không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam.

Quy định này hoàn toàn ngược lại với cách quản lý giá thuốc trên thế giới. Một dược sĩ ở TPHCM cho biết, trên thế giới khi một doanh nghiệp nhập thuốc về buộc phải kê khai giá CIF (giá nhập khẩu kê khai tại hải quan), sau đó hiệp hội quản lý dược hoặc chính phủ sẽ có quy định chi tiết về phần trăm được tăng. Mức cho phép này sẽ áp dụng cho mọi loại thuốc nhập khẩu.

Hiện Bộ Y tế cho phép một số Cty độc quyền phân phối thuốc vào Việt Nam. Theo tìm hiểu của Tiền Phong, trong gần 10.000 loại thuốc nhập khẩu vào Việt Nam với 900 hoạt chất, hiện nay Cty Z   (một Cty phân phối dược phẩm lớn nhất Việt Nam có trụ sở chính tại Singapore) vẫn độc quyền phân phối đa số.

“Một hộp Eucalyptine viên rời, hộp 42 viên giá chỉ có 28.000 đồng. Sau khi chuyển giao cho hệ thống phân phối độc quyền là Cty Z. thuốc được ép vỉ và bán 42.000 đồng/hộp/28 viên mà chất lượng cũng như nhau”- vị chuyên gia này so sánh.

Ngoài độc quyền phân phối, thuốc được các hãng dược tự định giá thuốc, trong đó bao gồm các chi phí và có cả phí hoa hồng cho bác sĩ, trước khi lưu thông.

Theo một dược sĩ, một viên thuốc Decolgen do Cty United Pharma của Philippines sản xuất bán 600 đồng/viên, trong khi đó thuốc Cetamol Fort cũng tương đương do mua nguyên liệu một chỗ, các chi phí như nhau nhưng Cty Pharmedic sản xuất chỉ bán 60 đồng/viên.

Nhưng tréo ngoe là khi kê khai giá Cty United Pharma vẫn được cơ quan chức năng chấp nhận cho cao hơn 10 lần. Nhiều doanh nghiệp vì vậy cứ kê khai giá trên trời, để rồi bị ngành chức năng “tuýt còi” họ lại làm giấy xin kê khai lại giá để hợp thức hóa.

Do vậy, người bệnh vẫn phải mua thuốc nhập ngoại với giá cao hơn rất nhiều lần thuốc sản xuất trong nước.

Lấy ví dụ như  Klacid của Abotte - Anh với hoạt chất Clarithromycin có giá 32.000 đồng/viên, trong khi sản phẩm Clarithromycin Stada của một Cty liên doanh với Việt Nam sản xuất giá chỉ có 5.480 đồng/viên; sản phẩm Amlor 5mg của Prizer có giá bản lẻ cao gấp 12,2 lần so với Amlodipin PMP của Cty CP Pymepharco Việt Nam.

Quản lý rối như canh hẹ

Không chỉ bất hợp lý trong nhập khẩu và định giá, các Cty dược trong nước thực hiện các hợp đồng mua bán thuốc lòng vòng khiến giá thuốc bị đẩy cao liên tục.

Để kiếm lời, rất nhiều Cty khi nhập thuốc về còn dùng đủ chiêu để né thuế.

Đó là chưa kể các Cty phân phối dược phẩm trong và ngoài nước đang cấu kết với nhau đẩy giá thuốc tại Việt Nam cao hơn 200% - 300% so với giá gốc. Thông tin này được công bố tại Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu báo cáo pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm” do Cục Quản lý Cạnh tranh tổ chức.

Theo báo cáo của Cục này, trong hệ thống phân phối dược phẩm Việt Nam đang diễn ra một thực trạng là các đơn vị môi giới, nhập khẩu… đang liên kết với nhau nhằm tạo ra một mạng lưới phân phối để lách luật.

Theo đó, thuốc trước khi nhập khẩu vào Việt Nam đã được các nhà phân phối, Cty môi giới cấu kết với văn phòng đại diện của Cty nước ngoài ấn định giá. Các Cty nước ngoài cũng quyết định luôn giá bán buôn và bán lẻ ra thị trường.

Theo dược sĩ Huỳnh Kim Hoàng, nguyên Giám đốc Công ty dược phẩm Yteco TPHCM,  hiện nay rối nhất là quy định thuốc bán tại Việt Nam không được cao hơn các nước trong khu vực.

Bởi thực tế có một số thuốc Pháp sản xuất chỉ bán cho Việt Nam thì lấy gì so sánh. Cty nhập khẩu chỉ biết khai đại khái cho xong. Hoặc nhà nhập khẩu bắt tay với nhà sản xuất kê khai giá cao gấp hai lần giá thực tế để kiếm lời.

Thị trường tân dược: Độc quyền và tăng giá >> Trình dược viên: Tay trái... hái ra tiền TP - Trong khi giá thuốc đang tạo ra nhiều nghịch lý thì tình trạng độc quyền, tự định giá thuốc của các doanh nghiệp vẫn chưa được ngành chức năng xem xét thấu đáo. Kiểm tra giá thuốc tại một nhà thuốc ở TPHCM - Ảnh: L.N Tự định giá Theo quy định của Luật Dược thì nhà nước quản lý giá thuốc theo nguyên tắc các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều này được đa số các cơ quan trong ngành y hiểu theo nghĩa thuốc trước khi lưu hành trên thị trường phải được cơ sở sản xuất, nhập khẩu kê khai giá và khi thay đổi giá thuốc phải được kê khai lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm giá thuốc không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam. Quy định này hoàn toàn ngược lại với cách quản lý giá thuốc trên thế giới. Một dược sĩ ở TPHCM cho biết, trên thế giới khi một doanh nghiệp nhập thuốc về buộc phải kê khai giá CIF (giá nhập khẩu kê khai tại hải quan), sau đó hiệp hội quản lý dược hoặc chính phủ sẽ có quy định chi tiết về phần trăm được tăng. Mức cho phép này sẽ áp dụng cho mọi loại thuốc nhập khẩu. Hiện Bộ Y tế cho phép một số Cty độc quyền phân phối thuốc vào Việt Nam. Theo tìm hiểu của Tiền Phong, trong gần 10.000 loại thuốc nhập khẩu vào Việt Nam với 900 hoạt chất, hiện nay Cty Z (một Cty phân phối dược phẩm lớn nhất Việt Nam có trụ sở chính tại Singapore) vẫn độc quyền phân phối đa số. “Một hộp Eucalyptine viên rời, hộp 42 viên giá chỉ có 28.000 đồng. Sau khi chuyển giao cho hệ thống phân phối độc quyền là Cty Z. thuốc được ép vỉ và bán 42.000 đồng/hộp/28 viên mà chất lượng cũng như nhau”- vị chuyên gia này so sánh. Ngoài độc quyền phân phối, thuốc được các hãng dược tự định giá thuốc, trong đó bao gồm các chi phí và có cả phí hoa hồng cho bác sĩ, trước khi lưu thông. Theo một dược sĩ, một viên thuốc Decolgen do Cty United Pharma của Philippines sản xuất bán 600 đồng/viên, trong khi đó thuốc Cetamol Fort cũng tương đương do mua nguyên liệu một chỗ, các chi phí như nhau nhưng Cty Pharmedic sản xuất chỉ bán 60 đồng/viên. Nhưng tréo ngoe là khi kê khai giá Cty United Pharma vẫn được cơ quan chức năng chấp nhận cho cao hơn 10 lần. Nhiều doanh nghiệp vì vậy cứ kê khai giá trên trời, để rồi bị ngành chức năng “tuýt còi” họ lại làm giấy xin kê khai lại giá để hợp thức hóa. Do vậy, người bệnh vẫn phải mua thuốc nhập ngoại với giá cao hơn rất nhiều lần thuốc sản xuất trong nước. Lấy ví dụ như Klacid của Abotte - Anh với hoạt chất Clarithromycin có giá 32.000 đồng/viên, trong khi sản phẩm Clarithromycin Stada của một Cty liên doanh với Việt Nam sản xuất giá chỉ có 5.480 đồng/viên; sản phẩm Amlor 5mg của Prizer có giá bản lẻ cao gấp 12,2 lần so với Amlodipin PMP của Cty CP Pymepharco Việt Nam. Quản lý rối như canh hẹ Không chỉ bất hợp lý trong nhập khẩu và định giá, các Cty dược trong nước thực hiện các hợp đồng mua bán thuốc lòng vòng khiến giá thuốc bị đẩy cao liên tục. Để kiếm lời, rất nhiều Cty khi nhập thuốc về còn dùng đủ chiêu để né thuế. Đó là chưa kể các Cty phân phối dược phẩm trong và ngoài nước đang cấu kết với nhau đẩy giá thuốc tại Việt Nam cao hơn 200% - 300% so với giá gốc. Thông tin này được công bố tại Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu báo cáo pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm” do Cục Quản lý Cạnh tranh tổ chức. Theo báo cáo của Cục này, trong hệ thống phân phối dược phẩm Việt Nam đang diễn ra một thực trạng là các đơn vị môi giới, nhập khẩu… đang liên kết với nhau nhằm tạo ra một mạng lưới phân phối để lách luật. Theo đó, thuốc trước khi nhập khẩu vào Việt Nam đã được các nhà phân phối, Cty môi giới cấu kết với văn phòng đại diện của Cty nước ngoài ấn định giá. Các Cty nước ngoài cũng quyết định luôn giá bán buôn và bán lẻ ra thị trường. Theo dược sĩ Huỳnh Kim Hoàng, nguyên Giám đốc Công ty dược phẩm Yteco TPHCM, hiện nay rối nhất là quy định thuốc bán tại Việt Nam không được cao hơn các nước trong khu vực. Bởi thực tế có một số thuốc Pháp sản xuất chỉ bán cho Việt Nam thì lấy gì so sánh. Cty nhập khẩu chỉ biết khai đại khái cho xong. Hoặc nhà nhập khẩu bắt tay với nhà sản xuất kê khai giá cao gấp hai lần giá thực tế để kiếm lời. Lê Nguyễn

Lê Nguyễn

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Tin tức khác

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Tư vấn qua facebook

Thông Báo

Bạn đang cần tìm mua 1 loại thuốc nào đó mà không có trên trang web của chúng tôi, hãy liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tìm mua giúp bạn và gửi cho bạn với giá phải chăng.

ThegioiYduoc.com  xin cám ơn sự tin tưởng của quý khách.



Quý công ty , anh chị nào có hàng hóa chất lượng và uy tín xin  hãy
gửi ảnh sản phẩm và báo giá vào gmail : ThegioiYduoc@gmail.com  ... Xin cảm ơn !

Sống khỏe